Dự thảo cuối cùng Hiến_pháp_nước_Cộng_hòa_xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam_năm_2013

Bản dự thảo cuối cùng "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992" đã được chính thức công bố đăng tải trên website Chính phủ.[29] Dự thảo này là bản do Ban Biên tập Hiến pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội do ông Phan Trung Lý làm chủ nhiệm Ủy ban.

Những vấn đề hệ trọng như: chế độ chính trị, tên nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng cầm quyền, bản chất lực lượng vũ trang, chế độ sở hữu toàn dân… đều không thay đổi so với dự thảo ban đầu.[30] Theo đó, sẽ không đổi tên nước, không thành lập Hội đồng Hiến pháp, vẫn thu hồi đất cho dự án kinh tế - xã hội,[31] vẫn giữ điều 4 về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.[32]

Tuy vậy, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nói: "Dự thảo lần này so với trước được ưu điểm là ngắn gọn, súc tích hơn, nhưng chuẩn xác thì chưa, hay thì lại càng chưa, chưa có sức vang vọng như lời hiệu triệu kêu gọi. Có đại biểu nói lời nói đầu tốt lắm rồi mà tôi thì còn băn khoăn".[33]

Ngày 14/11/2013, Văn phòng Quốc hội thông báo thay vì cùng thảo luận toàn thể hội trường về dự thảo hiến pháp, đại biểu Quốc hội chỉ có thể "góp ý trực tiếp" qua "phiếu góp ý".[34] Các buổi thảo luận toàn thể hội trường của Quốc hội thường được truyền hình trực tiếp. Báo Người Việt cho rằng quyết định hủy buổi thảo luận cuối cùng của các đại biểu Quốc hội về dự thảo hiến pháp chỉ ra rằng nhóm cho thấy lãnh đạo không đủ tự tin về khả năng kiểm soát và chi phối Quốc hội Việt Nam.[35]

Ngày 15/11/2013, nhóm khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72 đã phát hành một thư ngỏ kêu gọi các đại biểu quốc hội dừng việc thông qua dự thảo hiến pháp. Nhóm này nhận định, dự thảo hiến pháp được trình cho Quốc hội Việt Nam xem xét để thông qua "về cơ bản vẫn như hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước" và "điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát".[35][36]

Ngày 28/11/2013, Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi với tỷ lệ 97%, kết thúc Đợt sửa đổi Hiến pháp 2013.[37] Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc thông qua, có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua. Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người đó.[38]

Có 12 điều mới được đưa vào Hiến pháp mới, đó là: các điều về nhân quyền (Điều 19, 34, 41-43), ngân sách nhà nước (điều 55), Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử, Kiểm toán Nhà nước.[39]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiến_pháp_nước_Cộng_hòa_xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam_năm_2013 http://www.economist.com/news/asia/21588359-vietna... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://www.voatiengviet.com/content/hien-phap-viet... http://blogs.wsj.com/economics/2013/11/29/vietnam-... http://www.viet.rfi.fr/node/79585 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131116-nhan-si-t... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhieu-nguoi-d... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-hoi-khai... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-hoi-thon...